Slider 1 mini Slider 2 mini

Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2015

Tháp Dầu Khí Golden Palace A có về tay Mai Linh?

Hôm nay, ngay 20-7, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đồng ý với Hà Nội về việc chuyển chủ đầu tư thực hiện dự án  "Khu trung tâm thương mại, tháp dầu khí và công viên giải trí" tại phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Thủ đô Hà Nội.

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho UBND Hà Nội được giao đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất và lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức chỉ định để thực hiện Dự án "Công viên giải trí, trường học và Tổ hợp nhà ở, thương mại dịch vụ Golden Palace A" tại Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Như vậy, với việc cho phép của Chính phủ, khả năng dự án Golden Palace A sẽ về tay Công ty Cổ phần Đầu tư Mai Linh như đề xuất của doanh nghiệp này vào đầu năm nay.



Những thông tin về Tháp dầu khí  Golden Palace A

Năm 2010, Tổng Công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) và Công ty CP Tập đoàn Đại Dương công bố thoả thuận hợp tác đầu tư xây dựng dự án toà nhà PVN Tower 102 tầng, cao 528m - cao nhất Việt Nam và thứ 2 Châu Á, trị giá khoảng hơn 1,2 tỉ USD trên diện tích 25 ha tại xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, TP Hà Nội.

Sau đó, với tình hình bất động sản đi xuống nên dự án được hạ độ cao xuống còn 79 tầng và cắt giảm vốn đầu tư xuống còn 600 triệu USD và PVN Tower cũng đã được yêu cầu đổi tên.

Đầu năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) không tiếp tục thực hiện Dự án “Tổ hợp khách sạn 5 sao, Trung tâm thương mại, Công viên giải trí và Tháp Dầu khí tại khu đất 25 ha tại xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội” để tập trung nguồn lực cho hoạt động của ngành, nghề kinh doanh chính theo đúng chủ trương của Chính phủ.

Tháng 2/2015, Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý về nguyên tắc chuyển đổi Chủ đầu tư Dự án “Khu trung tâm Thương mại, Tháp dầu khí và Công viên giải trí”. Thủ tướng giao UBND thành phố Hà Nội xem xét đề xuất của Công ty Cổ phần Đầu tư Mai Linh, quyết định việc chuyển đổi Chủ đầu tư đảm bảo hiệu quả quỹ đất.

Posted By Unknown20:02

Thứ Tư, 15 tháng 7, 2015

Thiết kế ngôi nhà gỗ đơn sơ mang hình ảnh thôn quê

Nhìn ngôi nhà gỗ nhỏ xinh, với vườn rau tự trồng cùng với lối sống truyền thống của người xưa, hẳn bạn sẽ thấy hình ảnh thôn quê gần gũi với tuổi thơ mình.


Trước đây ngôi nhà là dành cho du khách đến tham quan nghỉ ngơi tạm dừng. Nó được thiết kế khác biệt so với ngôi nhag hiện đại và thích hợp cho người lớn tuổi muốn an nhà tuổi già khi mua bất động sản.

Ngôi nhà lấy nền tảng gỗ là chính. Bên ngoài có tường rào bằng gỗ cao khoảng 1m để che chắn xung quanh. Phòng tắm tách ra ngôi nhà, và bạn có thể hoàn toàn quan sát dễ dàng vướn rau xanh ngát.

Ngôi nhà thiết kế đơn giản với phòng sinh hoạt cũng là phòng ngủ





Khu vực nấu ăn nhỏ và đơn giản, thoáng mát, thoáng mát. Trên góc khác của ngôi nhà





Bàn nhỏ xinh đẹp với chậu hoa vàng

Theo Tạp chí thị trường nhà đất Cafeland 

Posted By Unknown19:18

Thứ Ba, 5 tháng 5, 2015

Chi phí xây đường quá không thể chấp nhận được - vô lý

Đường cao tốc Bến Lức - Long Thành dài khoảng 57 km nhưng phải mất hơn 31.000 tỉ đồng để xây dựng. Đó mới chỉ là giai đoạn 1, nghĩa là sẽ còn tốn kém hơn nhiều.

Đường cao tốc Bến Lức - Long Thành dài hơn 57,1 km đi qua Long An (2,7 km), TP HCM (26,4 km) và Đồng Nai (28 km) do Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) làm chủ đầu tư. Tổng vốn đầu tư ban đầu là 31.320 tỉ đồng (giai đoạn 1) - tương đương hơn 1,6 tỉ USD. Đây là dự án trọng điểm quốc gia thuộc trục cao tốc Bắc - Nam, được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A với 4 làn xe lưu thông và 2 làn dừng khẩn cấp, vận tốc thiết kế 100 km/giờ.

Chi phí cao bất thường

Nhiều người đã giật mình khi nhìn vào suất đầu tư xây dựng 1 km đường cao tốc của dự án này bởi ngốn đến 25,8 triệu USD (khoảng 554 tỉ đồng), cao nhất so với những dự án đường cao tốc đã từng xây dựng ở khu vực phía Nam.

Trong dự án nhà đất này, suất đầu tư cũng có sự chênh lệch lớn khi gần 11 km đường trong tổng chiều dài có suất đầu tư là 60,7 triệu USD/km, hơn 46,9 km còn lại là 17,84 triệu USD/km. Theo lãnh đạo VEC, suất đầu tư khoảng 60,7 triệu USD/km do toàn bộ là cầu và cầu cạn, trong đó có 2 cầu dây văng 2 mặt phẳng dây khẩu độ lớn (cầu Bình Khánh và cầu Phước Khánh), tĩnh không cao 55 m với kết cấu móng vòng vây cọc ván thép, sử dụng hơn 30% vật liệu có nguồn gốc từ Nhật Bản (theo điều kiện khoản vay). Tuyến đường đi qua địa phận TP HCM và Đồng Nai có chi phí giải phóng mặt bằng cao cũng góp phần làm suất đầu tư của đoạn này cao hơn…(?!).


 Đây không phải lần đầu tiên chi phí xây dựng đường cao tốc ở mức đắt đỏ mà hầu hết dự án đường cao tốc trong nước đều quá cao. TS Phạm Xuân Mai (Trường ĐH Bách khoa TP HCM) cho rằng chủ đầu tư lý giải suất đầu tư 1 km đường cao tốc cao một phần bởi chi phí giải phóng mặt bằng tại các khu dan cu quá cao khi qua TP HCM và Đồng Nai. Nhưng dự án thật sự đi qua đâu? “Khu vực dự án đi qua đều nằm ở vùng ven TP HCM và Đồng Nai, qua đồng ruộng…, làm sao tốn nhiều chi phí giải phóng mặt bằng? Ở các nước, xây đường cao tốc vượt biển, qua đèo, hầm xuyên núi nhưng chi phí cũng không cao như Việt Nam, chỉ từ 5-15 triệu USD/km. Chi phí làm đường cao tốc ở Việt Nam đắt đỏ phải chăng do chúng ta chưa giám sát chặt chẽ khâu thiết kế, thi công? Không phải chủ đầu tư nói sao, nghe vậy”! - TS Mai phân tích.

Ngày càng tăng so với  "bang gia dat" vốn chưa thấy tăng

Điều bất thường nữa của một số tuyến đường cao tốc ở Việt Nam là trong cùng một điều kiện tự nhiên nhưng chi phí cho 1 km đường cao tốc lại vênh nhau. Chẳng hạn, chi phí cho 1 km đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây gấp đôi đường cao tốc TP HCM - Trung Lương. Và nay, chi phí cho 1 km đường cao tốc Bến Lức - Long Thành gấp đến 3 lần tuyến TP HCM - Trung Lương.

Chuyên gia giao thông - TS Phạm Sanh dẫn chứng: Tuyến đường cao tốc đầu tiên ở phía Nam là TP HCM - Trung Lương có vốn đầu tư ban đầu 4.900 tỉ đồng nhưng khi quyết toán, con số này đội lên 9.800 tỉ đồng. Lúc đó, nhiều chuyên gia phản ứng chi phí đầu tư quá cao, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) trả lời do đất yếu, nhiều vùng phải làm cầu cạn và công nghệ về đường cao tốc chưa có nhiều… nên đẩy suất đầu tư lên cao (!).

“Lần đầu tiên còn đổ thừa khách quan, đến khi đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây cũng dài khoảng 50 km nhưng chi phí đầu tư nhảy vọt lên khoảng 20.000 tỉ đồng. Quốc hội phản ứng, bộ lại dẫn chứng những con số về suất đầu tư đường cao tốc ở Việt Nam rẻ hơn Nhật, Hàn Quốc và xấp xỉ Trung Quốc…! Bộ GTVT rất thích so sánh tiêu chuẩn đường cao tốc Việt Nam với nước ngoài mà không biết rằng đường cao tốc nước ngoài chỉ đi khoảng 10 km là có trạm dừng chân, có chỗ xử lý tai nạn; còn ở mình không có chỗ đi vệ sinh! Nay, đường cao tốc Bến Lức - Long Thành dài chỉ khoảng 57 km nhưng chủ đầu tư “nặn” ra con số vốn đầu tư hơn 31.000 tỉ đồng. Mà đây chỉ là giai đoạn 1, nghĩa là tuyến đường này sẽ còn tốn kém hơn nhiều” - ông Sanh nêu.

Vì sao cao? Ai gánh?

Chuyên gia kinh tế - TS Lê Đăng Doanh cho rằng chi phí xây đường cao tốc cao sẽ dẫn đến phí lưu thông rất cao và chi phí vận tải của hàng hóa Việt Nam sẽ tăng lên rất nhiều so với các nước trong khu vực. Hàng Việt sẽ bị đội giá và giảm khả năng cạnh tranh. Cuối năm nay, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) mở cửa, hàng hóa các nước tràn vào mà lại rẻ hơn hàng Việt thì nguy cơ chúng ta thua ngay trên sân nhà là rất gần.

“Một số nhà thầu nói với tôi rằng phải có phí “bôi trơn” , đẩy chi phí làm đường tăng lên. Nếu họ không thanh toán được khoản phí này, họ sẽ tìm cách bớt xén từ công trình, bằng chứng là đường cao tốc ở Việt Nam luôn trong tình trạng “giá cao, chất lượng kém”, vừa xây dựng xong đã hư hỏng, thậm chí có hố tử thần…” - ông Doanh nói.

Vừa rồi, Bộ GTVT tuyên bố đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng chỉ đầu tư khoảng 20.000 tỉ đồng nhưng bán được 40.000 tỉ đồng là có lời lớn, chứng tỏ chi phí làm đường cao tốc ở nước ta còn thấp. TS Phạm Sanh phản biện: Đây là so sánh rất khập khiễng, bởi anh bán bao nhiêu tôi cũng mua, quan trọng là tôi sẽ lấy lời bao nhiêu và thu phí trong bao nhiêu năm? Nhà đầu tư họ không quan trọng xây dựng tốn bao nhiêu, chỉ quan tâm sau khi mua xong sẽ thu phí trong bao nhiêu năm để đủ thu lời …

Theo báo đầu tư kinh doanh bat dong san CafeLand

Posted By Unknown00:45

Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015

Không xem luật pháp ra cái thá gì, chủ đầu tư bị phạt nặng "đô"

Phớt lờ yêu cầu dừng thi công khi chưa có giấy phép xây dựng của các cơ quan chức năng, chủ đầu tư Dự án Goldsilk Complex vừa bị Thanh tra Xây dựng quận Hà Đông kiến nghị tăng mức xử phạt hành chính lên gấp đôi khung phạt.




Du an nha dat tên Goldsilk Complex (430 đường Cầu Am, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông) triển khai khi chưa có giấy phép xây dựng.

Theo đó, dù dự án vẫn chưa đầy đủ hồ sơ pháp lý, đặc biệt chưa có giấy phép xây dựng, nhưng vẫn rầm rộ khoan thăm dò và thi công. Ngoài ra, việc triển khai dự án còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, khiến người dân bức xúc và nhiều lần phản ánh với chính quyền địa phương. Chính quyền đã có văn bản và nhiều lần làm việc với đại diện chủ đầu tư. Tuy nhiên, việc thi công dự án vẫn tiếp tục được triển khai.

Theo Văn bản số 52 của UBND phường Vạn Phúc, vào các ngày 30/1/2015 và ngày 25/3/2015, đoàn thanh tra liên ngành do Thanh tra Xây dựng quận Hà Đông chủ trì đã tiến hành kiểm tra đối với Dự án Goldsilk Complex. Tại cả 2 đợt kiểm tra, chủ đầu tư là CTCP Bất động sản HanoVid đều không xuất trình được giấy phép xây dựng. Vì vậy, đoàn kiểm tra yêu cầu chủ đầu tư phải ngừng triển khai thi công đến khi đã có đầy đủ giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.

Bất chấp yêu cầu của cơ quan chức năng, Hanovid vẫn tiếp tục cho triển khai dự án. Vì vậy, đến ngày 3/4/2015, Thanh tra Xây dựng quận Hà Đông tiếp tục có văn bản đình chỉ thi công đối với dự án này.

Ông Đặng Tất Đạt, Đội trưởng Đội Thanh tra Xây dựng quận Hà Đông cho biết, có nhiều đơn kiến nghị của công dân về tình trạng ô nhiễm và mất an toàn tại khu dan cu trong hoạt động xây dựng Dự án Goldsilk Complex. Dự án này cũng bị thanh tra xây dựng nhiều lần kiến nghị dừng thi công, chủ đầu tư cũng hứa sẽ ngừng lại, tuy nhiên, việc triển khai thi công đến nay vẫn diễn ra. Do đó, Thanh tra Xây dựng quận đã phải kiến nghị xử phạt đối với chủ đầu tư là Công ty Hanovid.

Cũng theo ông Đạt, mức phạt hành chính Thanh tra Xây dựng quận Hà Đông kiến nghị đối với Công ty Hanovid cao gấp đôi khung phạt, lên đến 80 triệu đồng, vì doanh nghiệp đã cố tình vi phạm bất chấp yêu cầu đình chỉ thi công thanh tra. 

Lý giải của chủ đầu tư du an bat dong san

Trao đổi với PV về việc triển khai dự án khi chưa có giấy phép xây dựng, ông Cấn Văn Chăm, Phó tổng giám đốc Hanovid giải thích, Dự án Goldsilk Complex vốn nằm trên một túi bùn, vì thế, đơn vị thi công phải hút bùn và bơm cát để tránh gây sập nhà dân khi thi công cọc đại trà.

Ông Chăm cho rằng, các hoạt động thi công hiện nay cung cấp các thông số phục vụ việc xin hồ sơ xây dựng, hồ sơ kỹ thuật. Việc thi công, doanh nghiệp đã có văn bản báo cáo UBND quận và chính quyền địa phương. Tuy nhiên, ông Chăm thừa nhận, đến nay, doanh nghiệp chưa chính thức nhận được hồi âm của các cơ quan chức năng.

Cũng theo ông Chăm, nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư tại Dự án Goldsilk Complex chưa hoàn tất do dự án đang được Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội định giá đất. Ngoài ra, dự án đang trong quá trình thẩm tra thiết kế kỹ thuật và dự kiến đến trung tuần tháng 5/2015 sẽ có giấy phép xây dựng.

Như vậy, việc triển khai dự án hiện nay chưa được bất kỳ ý kiến cho phép của cơ quan nào. Thậm chí, dự án đã bị thanh tra xây dựng nhiều lần yêu cầu ngừng thi công. Song, trên công trường dự án này, hoạt động triển khai thi công vẫn diễn ra hết sức sôi động.

Tìm hiểu thêm về các loại dự án bất động sản khác tại CafeLand.vn; mà nổi bật là du an can ho Topaz City đình đám một thời

Posted By Unknown00:52

Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2015

Sưu hướng đầu tư mới tại đất thủ: giới nhà đất đổ vốn vào đất nền

Một hiện tượng ít thấy trên thị trường bất động sản Hà Nội hiện nay là giá căn hộ chung cư tại nhiều dự án tính theo mét vuông đang bị đẩy lên cao, ngang ngửa với đất nền. Đây chính là lí do khiến cả người dân lẫn các nhà đầu tư nhanh nhạy đang bắt đầu chuyển qua một xu hướng mới: tìm mua đất nền.

Đất nền tại Hà Nội
 Sở dĩ gọi đây là hiện tượng "lạ", ít thấy bởi vì theo như thường lệ từ trước đến nay, tính theo mét vuông, giá đất nền luôn cao hơn, thậm chí cách xa so với căn hộ chung cư. Nay, nhìn vào bang gia dat thì giá của cả hai loại hình bất động sản này lại đang xấp xỉ nhau. Đây chính là cơ hội cho người đang có nhu cầu mua nhà ở thật cũng như nhà đầu tư. Lí do đơn giản của họ là chọn mua đất nền để tự xây nhà ở thoải mái hơn, cùng xem xem mức giá, "không dại gì mua chung cư".

"Chung cư thì mỗi người một sở thích, người ở tầng trên, người ở tầng dưới. Mình không thích vì còn phải mất các loại phí. Còn đất nền thì tự xây nhà ở thoải mái tự do, không lo mất phí gì cả", anh Nguyễn Văn Huy, một người mua nhà tại Hà Nội cho biết.

 Ở góc độ khác, để không bị vuột mất cơ hội, nhiều nhà đầu tư cũng đã nhanh chóng săn mua đất bán rồi bán lại kiếm lời trước diễn biến mới của thị trường.

Đại diện của một sàn giao dịch phân tích: Đất nền bao giờ cũng như một tài sản cố định mà nó ăn sâu vào tâm lí chung của người Việt. Chính vì vậy, nếu lựa chọn, người ta sẽ chọn đất nền. Hơn nữa, nếu như mức giá cạnh tranh nhau, không có sự chênh lệch quá lớn thì điều đó càng chắc chắn.

Tuy đây là một hiện tượng mới, ít thấy trên thi truong bat dong san, nó dẫn đến sự thay đổi trong hành vi mua nhà của người dân, đồng thời mở ra cơ hội đầu tư mới cho các nhà đầu tư nhưng không phải nơi nào ở Hà Nội cũng vậy.

Theo đại diện sàn giao dịch Vietinco cho biết, hiện tượng này chỉ diễn ra tại một số khu vực như Hà Đông, Hoài Đức, Đan Phượng, Mê Linh.Đây là những nơi có quỹ đất lớn, nhiều du an khu dan cu, dễ giải phóng mặt bằng, tiền sử dụng đất thấp nên giá mỗi mét vuông đất thường thấp hơn so với các nơi khác.

Posted By Unknown00:24

Thứ Năm, 9 tháng 4, 2015

Việc lấn sông Đồng Nai, khi nào mới có báo cáo, giải trình cụ thể chính xác

Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành đã trao đổi và thống nhất các nội dung liên quan về kiểm tra việc thực hiện dự án, đánh giá tác động của dự án.


Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải, ngày 9/4, Bộ Tài nguyên và Môi trường có buổi làm việc với các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Giao thông Vận tải và các cơ quan liên quan về vấn đề kiểm tra việc thực hiện Du an nha dat về cải tạo và phát triển cảnh quan đô thị ven sông Đồng Nai.

Tại buổi làm việc, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành đã trao đổi và thống nhất các nội dung liên quan về kiểm tra việc thực hiện dự án, đánh giá tác động của dự án để đề xuất xử lý theo quy định pháp luật hiện hành và báo cáo Chính phủ trong tháng 5 năm 2015. Trong đó, yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai cung cấp đầy đủ các tài liệu liên quan đến Dự án cải tạo và phát triển cảnh quan đô thị ven sông Đồng Nai.
Lấn sông Đồng Nai
Đại diện Bộ Giao thông Vận tải cho biết, các Bộ cần tập trung rà soát lại tất cả các công việc mà Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã làm, chỉ ra những mặt được và chưa được, để làm căn cứ đánh giá bổ sung và báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Đại diện lãnh đạo Bộ Xây dựng cũng cho rằng, cần bổ sung thêm báo cáo chung của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về tất cả các hồ sơ quy hoạch và tiến trình thực hiện dự án và các tài liệu đánh giá kết quả tác động môi trường đối với dự án.

Kết luận buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thái Lai đề nghị các bộ, ngành tiếp tục tăng cường phối hợp, cử đại diện tham gia đoàn công tác liên Bộ để kiểm tra việc thực hiện dự án; Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, đơn vị liên quan kiểm tra hồ sơ Dự án, lập báo cáo gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Trong đó báo cáo cần đánh giá, làm rõ những vấn đề cơ bản như: Việc tuân thủ quy định pháp luật có liên quan đến dự án thuộc phạm vi quản lý của Bộ; những vấn đề kỹ thuật Dự án cần tuân thủ và vấn đề khác liên quan; đánh giá tác động của Dự án đến dòng chảy, phòng, chống lụt, bão, thiên tai, biến đổi khí hậu…).

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thái Lai cho biết sẽ tổng hợp ý kiến góp ý của các địa phương trên lưu vực; hoàn thiện Báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định trước 28/5/2015./.

Thông tin chính xác được cập nhật thường xuyên và liên tục tại báo điện tử và đầu tư kinh doanh bat dong san CafeLand

Posted By Unknown23:59

Phương pháp làm nhà ở xã hội giá rẻ cho xã hội


Mô hình nhà ở xã hội được triển khai ở các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai đã mở ra cánh cửa giải quyết chỗ ở cho hàng ngàn lao động. Với số tiền khoảng 100 triệu đồng, hàng ngàn gia đình có thể mua được nhà với thiết kế hợp lý, gọn gàng. Tính thiết thực của mô hình này đã rõ, nhưng làm thế nào để nhân rộng ra các thành phố lớn như Tp.HCM?


Nhà ở xã hội
Trả lời câu hỏi của chúng tôi, ông Nguyễn Văn Đực - người đã thành danh trong làng kinh doanh bat dong san – Phó Giám đốc Công ty Đất Lành quan ngại, chương trình Nha o xa hoi Tp.HCM triển khai từ từ 5 – 7 năm trước, theo kế hoạch hàng năm thành phố sẽ xây dựng 900 căn nha o xa hoi, nhưng cho đến nay thực sự chưa có một dự án nhà ở xã hội nào đúng nghĩa. Trường hợp nhà ở xã hội tại chung cư Tô Hiến Thành – Quận 10 thực chất là nhà ở tái định cư, nhưng do không tiêu thụ được nên chuyển sang nhà ở xã hội.

Trong khi đó tại Bình Dương, 5.000 căn nhà ở xã hội giai đoạn 1 đã được giao đến tay các công nhân có thu nhập thấp. Hơn 90% là các căn hộ có diện tích nhỏ 30m2, giai đoạn 2 của dự án sẽ xây thêm 10.000 căn hộ diện tích từ 50 - 70m2 dành cho người có thu nhập trung bình.

Theo ông, vì sao Bình Dương làm được điều này?

Sở dĩ Bình Dương có chính sách nhà thu nhập thấp tốt hơn Sài Gòn và cả nước vì tỉnh này đã giao cho một công ty thực hiện đầu tư xây dựng đó là Becamex. Thứ 2 là đã có sẵn quỹ đất sạch với diện tích khoảng 200ha, hạ tầng đã được xây dựng cơ bản để làm nhà ở xã hội, không ép doanh nghiệp dành 20% căn hộ thương mại để làm nhà ở xã hội. Và yếu tố thứ 3 là Bình Dương chấp nhận sự tồn tại của các khu dan cu với căn hộ có diện tích nhỏ, chỉ khoảng 30m2.

Nếu đem mô hình này áp vào Tp.HCM, ông có nghĩ rằng sẽ thành công?

Mô hình này nếu được triển khai tại Tp HCM chắc chắn sẽ thành công, vì những yếu tố như phân tích thuộc về phương pháp thực hiện, không phụ thuộc vào địa giới hành chính tỉnh hay những yếu tố kinh tế - xã hội.

Vậy để làm được, Tp.HCM cần tháo gỡ những “điểm nghẽn” nào?

Để có thể làm được, Tp HCM cần: Có quỹ đất sạch hàng trăm ha để làm nhà ở xã hội. Đây là trách nhiệm của Nhà nước, không thể đùn đẩy, ép doanh nghiệp dành 15 – 20% số căn hộ trong du an nha dat thuộc diện nhà ở thương mại để làm nhà ở xã hội. Đây là sự gượng ép khập khểnh, đối tượng hướng đến của nhà ở xã hội là những người có thu nhập thấp, còn dự án nhà ở thương mại lại hướng tới đối tượng thu nhập khá trở lên, khi dự án được đưa vào sử dụng, việc sử dụng các tiện ích, dịch vụ và thu phí quản lý tại các căn hộ chung cư cũng gây khó khăn cho người thu nhập thấp.
Bê cạnh đó, Tp.HCM cần chấp nhận căn hộ 30m2 vì hiện tại thành phố không có căn hộ 30m2 phù hợp với sức mua của công nhân, do vậy họ vẫn phải ở trong những căn nhà trọ tồi tàn 10 – 15m2, hàng tháng vẫn phải trả tiền cho thue nha dat từ 1,5 – 2 triệu đồng nhưng mãi sẽ không có nhà.

Nhà ở xã hội có diện tích 90m2 là chưa phù hợp

Đó là nội dung góp ý của Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM (HoREA) về dự thảo Nghị định phát triển và quản lý nhà ở xã hội.

Theo HoREA, điều 4 dự thảo Nghị định đã đưa ra tiêu chuẩn thiết kế mỗi căn hộ nhà ở xã hội có diện tích tối thiểu 25m2 sàn và tối đa không quá 90m2 sàn. Hiệp hội nhận thấy dự thảo Nghị định đưa ra tiêu chuẩn thiết kế căn hộ nhà ở xã hội có diện tích đến 90 m2 sàn trong giai đoạn hiện nay là chưa phù hợp vì mục tiêu phát triển nhà ở xã hội là nhằm để đáp ứng nhu cầu nhà ở cơ bản, tối thiểu, phổ biến của đông đảo người thu nhập thấp đô thị, chứ không nhằm giải quyết nhu cầu nhà ở tối đa của một số ít trường hợp hộ đông nhân khẩu. Hơn nữa, nhà ở xã hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ như: miễn tiền sử dụng đất; thuế VAT bằng 5%,…sẽ dẫn đến trường hợp căn hộ lớn được hỗ trợ quá lớn.

Do vậy, Hiệp hội đề nghị tiêu chuẩn thiết kế mỗi căn hộ tối đa không quá 70 m2 như đã quy định tại khoản (1.b) điều 7 Nghị định 188/2013/NĐ – CP, với đề xuất bổ sung thêm dung sai cộng (+) 10% diện tích căn hộ  do UBND cấp tỉnh xem xét quyết định cho phù hợp với thực tế từng dự án trên địa bàn.

Posted By Unknown01:03