Mô hình nhà ở xã hội được triển khai ở các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai đã mở ra cánh cửa giải quyết chỗ ở cho hàng ngàn lao động. Với số tiền khoảng 100 triệu đồng, hàng ngàn gia đình có thể mua được nhà với thiết kế hợp lý, gọn gàng. Tính thiết thực của mô hình này đã rõ, nhưng làm thế nào để nhân rộng ra các thành phố lớn như Tp.HCM?
Nhà ở xã hội |
Trả lời câu hỏi của chúng tôi, ông Nguyễn Văn Đực - người đã thành danh trong làng kinh doanh bat dong san – Phó Giám đốc Công ty Đất Lành quan ngại, chương trình Nha o xa hoi Tp.HCM triển khai từ từ 5 – 7 năm trước, theo kế hoạch hàng năm thành phố sẽ xây dựng 900 căn nha o xa hoi, nhưng cho đến nay thực sự chưa có một dự án nhà ở xã hội nào đúng nghĩa. Trường hợp nhà ở xã hội tại chung cư Tô Hiến Thành – Quận 10 thực chất là nhà ở tái định cư, nhưng do không tiêu thụ được nên chuyển sang nhà ở xã hội.
Trong khi đó tại Bình Dương, 5.000 căn nhà ở xã hội giai đoạn 1 đã được giao đến tay các công nhân có thu nhập thấp. Hơn 90% là các căn hộ có diện tích nhỏ 30m2, giai đoạn 2 của dự án sẽ xây thêm 10.000 căn hộ diện tích từ 50 - 70m2 dành cho người có thu nhập trung bình.
Theo ông, vì sao Bình Dương làm được điều này?
Sở dĩ Bình Dương có chính sách nhà thu nhập thấp tốt hơn Sài Gòn và cả nước vì tỉnh này đã giao cho một công ty thực hiện đầu tư xây dựng đó là Becamex. Thứ 2 là đã có sẵn quỹ đất sạch với diện tích khoảng 200ha, hạ tầng đã được xây dựng cơ bản để làm nhà ở xã hội, không ép doanh nghiệp dành 20% căn hộ thương mại để làm nhà ở xã hội. Và yếu tố thứ 3 là Bình Dương chấp nhận sự tồn tại của các khu dan cu với căn hộ có diện tích nhỏ, chỉ khoảng 30m2.
Nếu đem mô hình này áp vào Tp.HCM, ông có nghĩ rằng sẽ thành công?
Mô hình này nếu được triển khai tại Tp HCM chắc chắn sẽ thành công, vì những yếu tố như phân tích thuộc về phương pháp thực hiện, không phụ thuộc vào địa giới hành chính tỉnh hay những yếu tố kinh tế - xã hội.
Vậy để làm được, Tp.HCM cần tháo gỡ những “điểm nghẽn” nào?
Để có thể làm được, Tp HCM cần: Có quỹ đất sạch hàng trăm ha để làm nhà ở xã hội. Đây là trách nhiệm của Nhà nước, không thể đùn đẩy, ép doanh nghiệp dành 15 – 20% số căn hộ trong du an nha dat thuộc diện nhà ở thương mại để làm nhà ở xã hội. Đây là sự gượng ép khập khểnh, đối tượng hướng đến của nhà ở xã hội là những người có thu nhập thấp, còn dự án nhà ở thương mại lại hướng tới đối tượng thu nhập khá trở lên, khi dự án được đưa vào sử dụng, việc sử dụng các tiện ích, dịch vụ và thu phí quản lý tại các căn hộ chung cư cũng gây khó khăn cho người thu nhập thấp.
Bê cạnh đó, Tp.HCM cần chấp nhận căn hộ 30m2 vì hiện tại thành phố không có căn hộ 30m2 phù hợp với sức mua của công nhân, do vậy họ vẫn phải ở trong những căn nhà trọ tồi tàn 10 – 15m2, hàng tháng vẫn phải trả tiền cho thue nha dat từ 1,5 – 2 triệu đồng nhưng mãi sẽ không có nhà.
Nhà ở xã hội có diện tích 90m2 là chưa phù hợp
Đó là nội dung góp ý của Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM (HoREA) về dự thảo Nghị định phát triển và quản lý nhà ở xã hội.
Theo HoREA, điều 4 dự thảo Nghị định đã đưa ra tiêu chuẩn thiết kế mỗi căn hộ nhà ở xã hội có diện tích tối thiểu 25m2 sàn và tối đa không quá 90m2 sàn. Hiệp hội nhận thấy dự thảo Nghị định đưa ra tiêu chuẩn thiết kế căn hộ nhà ở xã hội có diện tích đến 90 m2 sàn trong giai đoạn hiện nay là chưa phù hợp vì mục tiêu phát triển nhà ở xã hội là nhằm để đáp ứng nhu cầu nhà ở cơ bản, tối thiểu, phổ biến của đông đảo người thu nhập thấp đô thị, chứ không nhằm giải quyết nhu cầu nhà ở tối đa của một số ít trường hợp hộ đông nhân khẩu. Hơn nữa, nhà ở xã hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ như: miễn tiền sử dụng đất; thuế VAT bằng 5%,…sẽ dẫn đến trường hợp căn hộ lớn được hỗ trợ quá lớn.
Do vậy, Hiệp hội đề nghị tiêu chuẩn thiết kế mỗi căn hộ tối đa không quá 70 m2 như đã quy định tại khoản (1.b) điều 7 Nghị định 188/2013/NĐ – CP, với đề xuất bổ sung thêm dung sai cộng (+) 10% diện tích căn hộ do UBND cấp tỉnh xem xét quyết định cho phù hợp với thực tế từng dự án trên địa bàn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét